“Build your product” is a popular catchphrase these days, used so much that it makes its way to a small set of national keywords. From a young startup wishing to disrupt a traditional industry to an hundreds-employee outsourcing firm, everyone is talking about building a product, the one of their own. Though no one charges tax on dream, what makes “build a product” such a keyword? Without below things, I would have never left my life of luxury to engage in a long, painful journey.
* Build your product is the condition to be your own boss. IT workers, either as a freelancer or in corporate environment often find themselves providing service, offering the best possible technical solutions but possessing little authority to make decision. Except those who have accepted their places in the corporate ladder, the rest suffer from more or less depression of being a second-class citizen.
* Build your product makes you “rich”. Financially, a common thing about doing outsourcing or being employed is that you are only paid an amount enough to survive till the next paycheck, so that you are kept in the infinity circle of work. Emotionally, the journey of building a product (and an organization around it) drags you out of the moderate baseline of an office staff, and throws you into a roller coaster of feelings, from cheerful success to bitter failure. A colorful journey indeed.
* Build your product puts you onto a catapult that shoots you up high into the sky so you can see beyond the well hole and make a big bold step out of your comfort zone. No longer limited to a creasy specs piled up in a cubicle corner, the job opens itself to endless possibilities. Whatever that can add add value to your product, from customer support, business development to watch out for competitors are all now parts of your job description. And oh boy no one gonna “spec” that.
* Build your product lets you climb your private mount Everest. Not everybody can reach the submit, many will fail and be forgotten. But unless for at least one time you seriously put on those hiking boots, many years from now you will find yourself ugly, old, looking at the past and find emptiness. Identify your own Everest is half the battle. Onward!
* Build your product is a chance to write your story, a story worth sharing. Many great ideas started with an unrealistic action. Believe that not all pages are born equal, some are more equal than others and decide to do something about it from a dorm room is an unrealistic action - Google. Publicize the source code of one of the most complex software application in history and expect free contribution from community is an unrealistic action - Linux. Exchange millions of messages that last a few minutes is an unrealistic action - SnapChat. These stories are attracting and inspiring because they go against common convention (at the moment they were created) and that gives everyone a hope. A hope to triumph over adversity. People don’t buy what you do, they buy why you do it, the story that isn’t about yourself, but about them and what they can be.
========
“Làm product” là catchphrase khá nổi hiện nay, xếp vào hàng từ vựng quốc dân, anh mà không biết thì dốt như con tốt. Từ hội “trẻ-khoẻ-rẻ” làm khởi nghiệp nuôi chí "build cái app" nức lòng quần chúng nhân dân, hay công ty gia công gần trăm người “outsource nuôi miệng thôi, ước mơ làm product chứ”. Dẫu “đời không như là mơ, nên đời thường giết chết mộng mơ”, điều gì làm hai chữ “làm product” có giá dữ vậy? Cực thí mồ, không có những điều sau thì tôi chẳng bỏ chăn ấm nệm êm mà đi làm product.
* Làm product là điều kiện để làm chủ. Người làm phần mềm dù freelance hay trong doanh nghiệp thường rơi vào cái thế của người làm service, mang đến các giải pháp khả thi nhất nhưng không nắm quyền quyết định cuối cùng. Trừ những người xác định rõ “người ra tiền là người có quyền”, còn lại đều ít nhiều ức chế với cuộc sống của công dân hạng hai.
* Làm product mới “giàu". Nói về kim tiền, làm gia công, làm thuê ở đâu cũng vậy, người ta chỉ trả cho mình một khoản tiền đủ giúp mình tồn tại, để tiếp tục nai lưng ra làm. Về đời sống tinh thần, làm product kéo ta ra khỏi đường trung bình ảm đạm của anh nhân viên văn phòng, quăng vào tàu lượn siêu tốc của những rạng ngời thành công và cay đắng thất bại. Là một chuyến đi nhiều màu sắc.
* Làm product để nhìn ra khỏi miệng giếng, bơi khỏi cái ao làng. Không còn là bản specs cong queo vứt ở góc bàn, công việc mở ra rộng khắp. Bất kỳ hoạt động nào gia tăng giá trị của sản phẩm, từ dịch vụ chăm sóc khách hàng, qua phát triển thương hiệu đến cạnh tranh với đối thủ, giờ đều là việc của bạn. Làm product như cái ná chun bắn bạn lên thật cao, nhìn khắp bốn phương tám hướng, nhìn lại chính mảng ghép của mình trong guồng máy kinh tế. Còn rơi xuống sao thì kệ thây.
* Làm product là vượt qua đỉnh Everest của mình. Rõ ràng không phải ai cũng thành công chinh phục đỉnh vinh quang, có thể bạn sẽ thất bại, sẽ bị lãng quên. Nhưng nếu bạn không ít nhất một lần nghiêm túc xỏ chân vào đôi giày đinh, có một ngày bạn sẽ già, sẽ xệ, nhìn lại và muộn màng hối tiếc. Xác định đỉnh Everest của mình là một nửa trận chiến rồi. Xông lên!
* Làm product để viết câu chuyện của chính mình, một câu chuyện truyền mãi. Nhiều ý tưởng vĩ đại thai nghén từ hành động hoang tưởng. Tin rằng không phải mọi trang web đều bình đẳng và cố gắng chứng minh từ phòng ký túc xá là hành động hoang tưởng - Google. Công khai mã nguồn một trong những chương trình phức tạp nhất trong lịch sử để đổi lại đóng góp từ cộng đồng là hành động hoang tưởng - Linux. Trao đổi hàng triệu tin nhắn chỉ tồn tại trong phút chốc là hành động hoang tưởng - SnapChat. Những câu chuyện này cuốn hút và truyền cảm hứng, vì chúng đi ngược lại suy nghĩ thông thường (tại thời điểm chúng ra đời) và mang cho ta hy vọng. Hy vọng chiến thắng nghịch cảnh của chính mình. Mọi người không chỉ mua sản phẩm bạn làm, họ mua câu chuyện bạn kể, câu chuyện không chỉ có bản thân bạn, mà có cả hình bóng của họ, những gì họ muốn trờ thành.