Saturday, January 10, 2015

Bacon Over Eggs (part 1)

Whenever I have a chance to meet up with my friends, a conversation on bullshit decisions and unreasonable bosses always finds its way to pop up. Usually these two factors are directly proportional. No boss who manages to make decisions with clarity is marked unreasonable. Everytime the conversation develops in this direction, despite acknowledging even bosses (or rather, especially bosses) are learning in their leading role, I can't help but mumble to myself "you should kill all those chickens".

Chicken who?

The fable of the chicken and the pig is classical among people of software industry.

A Pig and a Chicken are walking down the road.
The Chicken says: "Hey Pig, I was thinking we should open a restaurant!"
Pig replies: "Hm, maybe, what would we call it?"
The Chicken responds: "How about 'ham-n-eggs'?"
The Pig thinks for a moment and says: "No thanks. I'd be committed, but you'd only be involved!"
src: www.implementingscrum.com

The moral of the story is that people who are committed should be given the right to make decisions on their fate (including the ultimate right to quit). Even though the fable to a software developer is just as popular as an Aesop one to a 3-year-old, few people outside of the circle know about it. I personally believe that in this wild and colorful world, every career and industry would benefit from adapting the mindset.

Though I know that everything that exists has a cause, I can only see the traditional power hierarchy is socially unfair and a waste of talent.

Bosses have to suffer from shareholders' pressure, make detailed planning for their subordinates to execute, and are still victimized with endless critics. That is unfair. Employees who are talented, spent four years of their lives in the most prestigious schools and ready to be all in for the job are treated as a dispensible piece on the chess board, expected to be executing instructions like a machine. That isn't fair either.
Why is it every time I ask for a pair of hands, they come with a brain attached? 
- Henry Ford
This is no French revolution but I truly believe that giving the decision making power to people who are committed is the first and most essential step of building a healthy self-governing organization.

Next post will be on why figuring out pigs and chickens is more challenging than what it seems to be

=====================================

Bạn bè lâu ngày gặp nhau,nói chuyện một hồi thế nào cũng đến lúc bán than những quyết định quái gở và những ông sếp hắc ám. Thường thì hai đại lượng này tỉ lệ thuận với nhau. Không ông sếp nào có khả năng đưa ra những quyết định sáng suốt mà bị coi là hắc ám cả (lưu ý sáng suốt khác trong sáng). Những lúc này, tuy biết rằng chính các sếp cũng đang trưởng thành dần trong vị trí lãnh đạo, tôi vẫn thường lầm bầm "nên giết sạch mấy con gà đó đi"

Con gà nào?

Câu chuyện con gà và con heo là một câu chuyện ngụ ngôn kinh điển của các bạn làm phần mềm. Truyện rằng: một ngày đẹp trời, Gà gặp Heo bàn chuyện làm giàu bằng vốn tự có. Gà muốn mở nhà hàng bán trứng và thịt ba chỉ chiên. Dù Gà liên hồi về việc bán hàng đếm tiền, conversion rate và viễn cảnh nhượng quyền, Heo thấy run. Mở nhà hàng với Gà là đóng góp vài quả trứng, với Heo là tính mạng của nó. Trong trò chơi đồ hàng này, Gà là người liên quan, nhưng Heo mới là người cam kết. Vì vậy, mặc cho những giấc mơ đẹp đẽ của Gà, Heo mới là người có quyền quyết định theo đuổi dự án hay không.

src: http://blog.smartbear.com


Bài học của câu chuyện là rằng, những người bị ràng buộc với kết quả cuối cùng nên được trao quyền quyết định số phận của họ (bao gồm quyền cao nhất là từ bỏ). Câu chuyện này phổ biến trong ngành như một dạng truyện ngụ ngôn Aesop, nhưng tuyệt nhiên vô hình bên ngoài vòng tròn những người viết code. Nhưng trong thế giới đầy màu sắc, có lẽ mọi ngành nghề khác đều có thể học hỏi từ tinh thần này.

Dù biết rằng cái gì tồn tại thì cái đó có lý, tôi vẫn nghĩ mô hình phân quyền truyền thống là một bất công xã hội.

Sếp phải chịu nhiều áp lực, lên kế hoạch cho cả team, và còn hứng hết chê trách từ những người ôm hận trong lòng. Đó là bất công tập 1. Nhân viên tài năng, dành bốn năm học hành chăm chỉ, nguyện hiến xác cho công việc nhưng bị xem là một con cờ trên bàn cờ, phải "ngoan" và làm việc như một cái máy. Đó là bất công tập 2.

Đây không phải là cách mạng Pháp, nhưng tôi nghĩ trao quyền tự quyết vào những người cam kết vào công việc của mình là bước đi quan trọng để tạo dựng một tổ chức tự vận hành.

Bài tiếp theo là bàn về việc tìm ra đâu là heo, đâu là gà thực sự khó hơn lý thuyết rất nhiều.

No comments:

Post a Comment