And that is the tricky part of the fable. Most people think they are pigs. While Pareto principle (80/20 principle) implies that most are chickens.
If you want to know within your team, who are pigs and chickens, but can't afford spending 3 months turning your organization up side down, comparing your respectable colleagues to farm animals, then check out this story, told by legend Ken Schwaber, known as Squirrel Burgers.
Once upon a time, Ken worked at Fat Burger. One night he was given the task of closing up alone. About 15 minutes before closing time, a customer came to the window with $1.20 in his pocket and said he wanted a Double Fat Burger ($2.50), Large Fries ($1.25), and a large drink ($1.25).
Ken was the only one there. And he probably didn't have the best day in this life. He noticed a dead squirrel in the parking lot when he came into work. He scraped it up, cooked it, put it on a partially eaten bun from the garbage (inventory control said he couldn't use a fresh one), and gave it to the customer for $1.20.
The customer ended up going into a coma. And the company was sued for millions of dollars.
src: ibtimes.co.uk |
In this F&B disaster, who were pigs, who were chickens?
- The customer was a pig because he bet with his own heath. That was a deep commitment.
- Ken was a pig, he was fired from his job
- Fat Burger was also a pig. It lost its business and faced a PR crisis.
And in every organization, the squirrel burger story is a norm. There is always a department affected by a decision made by some other random department. If everyone is committed to their work with their own career and welfare, should not everyone have the right to make decision? And then, with universal suffrage (or worse, bosses are more "equal" because bosses), there gone all the benefits of Chicken-Pig distinction.
But I know, and I believe you know, that not everyone is pig. Ken could always find another job, in fact he went on with software development and became a legend :). Fat Burger could always start its franchise elsewhere, Vietnam for example. Only the customer was The Pig, it was his own life on the line.
The story of squirrel burger points out that everyone tends to think she is a pig and that our mind plays with us, no matter what we do or don't do, we will always wholeheartedly believe we are pathetic pigs and all the chickens are making her life miserable.
That is, the chicken-and-pig question is in fact a moral question. At first sight, you are a pig. On the second thought, are you really?
====================
Trước giờ, mọi người khi nghe câu chuyện gà và heo luôn nhận ra mình quả thật là một con heo, và lấy đi quyền quyết định từ những con gà rách việc là một ý tưởng thiên tài.
Cái khó của tư tưởng Gà-Heo chính là ở chỗ mọi người đều nghĩ mình là Heo, trong khi qui tắc Pareto (qui tắc 80/20) cho rằng, trong mọi tổ chức, Gà luôn chiếm đa số.
Để hiểu được lý do phân biệt Gà-Heo sao phức tạp vậy mà không cần bỏ ra 3 tháng bới tung công việc của bạn, so sánh đồng nghiệp khả kính với đám gia súc nông trại, hãy nghĩ tới Tèo, phụ bếp của Mập Donalds ngay chợ Bến Thành (chuyện phỏng theo Squirrel Burgers của Ken Schwaber thần thánh)
Tối một ngày tháng 5, một đứa bé cầm 10 ngàn bước vào và hỏi mua một phần Big Mac, khoai lớn nước lớn. Tèo khá cao hứng tối đó và nó muốn làm thằng bé vui. Vì bánh và thịt bị quản lý bằng hệ thống kho, Tèo không tự ý thó một tẹo ở đây, ở kia mà không ai biết được. Nó bèn lấy phần bánh khô cứng của ngày hôm trước, rảy thêm chút nước cho mềm, và chiên một miếng thịt cũng của ngày hôm qua nốt.
Ý tưởng của Tèo thật sự vô cùng rất là khủng khiếp. Thằng bé đau bụng nghỉ học luôn ba ngày, ba mẹ nó thuê luật sự kiện đủ đường, Mập Donalds bị phạt cả triệu đô, Vài tuần sau người ta thấy một cửa hàng Trùm Burger hiện ra ngay chỗ trước đây của Mập.
Vậy trong đại hoạ của Tèo, ai là Heo, ai là Gà?
- Đứa bé rõ là Heo rồi, vì nó lăn lộn qua lại báo hại ba mẹ nó hết mấy ngày, lại còn nghỉ học bị ghi sổ đầu bài.
- Tèo, cũng là Heo. Bằng chứng là nó bị đuổi.
- Mập Donalds cũng là Heo nốt. vì mất tong miếng bánh An Nam thòm thèm suốt từ thời mở cửa.
Và trong các công ty, câu chuyện như của Tèo diễn ra khá thường xuyên. Luôn có một phòng ban nào đấy bị vạ lây bởi một quyết định ất ơ ở một ban phòng khác. Nếu mọi người đều cam kết vào công việc bằng chính quyền lợi thiết thân của mình, mọi người nên có quyền quyết định, đúng không? Và khi đó, phổ thông đầu phiếu (hay tệ hơn, phiếu của sếp thì quan trọng hơn vì đó là sếp) xoá sạch mọi lợi ích của chế độ Gà Heo.
Nhưng tôi biết, và tôi tin bạn cũng biết, không phải ai cũng là Heo. Tèo luôn có thể tìm một công việc mới (nó được nhận vào Trùm Burger, đứng ngay chỗ trước đây nó đứng và người ta còn cho nó huy chương gì đấy). Miếng bánh An Nam chỉ là một mẩu trong chiếc bánh Đông Nam Á của Mập. Nhưng thằng bé thì khác, nó có thể đã đi hầu cụ kị nhà nó.
Câu chuyện bán burger của Tèo chỉ ra, rằng nếu bạn hỏi một người bất kỳ, nhiều khả năng bạn ấy (cũng) sẽ cảm thấy mình giống Heo hơn, rằng cái tôi của chúng ta thường quá lớn để chấp nhận sự hiện diện của mình nhiều khi chỉ để trang trí.
Vậy nên, câu hỏi Gà-Heo là một câu hỏi luân lý. Thoạt đầu, bạn là Heo đó. Nhưng nghĩ lại một lần nữa, có thật vậy không?
No comments:
Post a Comment